Học Ngoại thương ra làm gì có phải là điều mà các bạn đang quan tâm? Đâu là những hiểu biết đúng đắn về ngành Ngoại thương? Nếu bạn cũng có cùng mối quan tâm này, hãy tiếp tục theo dõi bài viết này nhé.
Ngành Ngoại thương là gì?
Học Ngoại thương ra làm gì là câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều nhất trong thời gian gần đây. Trước khi đưa ra câu trả lời, Tổng Hợp News muốn đảm bảo sẽ mang đến cho bạn góc nhìn toàn diện về ngành này.
Ngành Ngoại thương hiện đang là một ngành học thu hút được nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh. Trong tiếng anh, ngoại thương có nghĩa là Foreign Trade. Điều đó có nghĩa là các hoạt động liên quan đến lưu thông hàng hóa ra khỏi phạm vi của một quốc gia. Hay có thể nói một cách “dân dã” hơn là “làm ăn với nước ngoài”.
Hiện nay, bất cứ quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển, đều cần quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động trao đổi hàng hóa ra thế giới. Đây còn là cầu nối giữa việc giao thương giữa các nước với nhau qua các hình thức như: xuất nhập khẩu, tái nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập, tạm xuất.
Vậy ngành Ngoại thương là gì? Đây là ngành nghề sẽ cung cấp cho các bạn sinh viên một chương trình đào tạo bài bản về kiến thức kinh doanh quốc tế. Bên cạnh đó, theo học ngành Ngoại thương còn giúp các bạn hiểu biết thêm về các nghiệp vụ xuất – nhập khẩu, tài chính. Bạn còn có thể tiếp cận được với các khái niệm về tiền tệ quốc tế cũng như cách thức thương mại đa quốc gia hoạt động. Vậy cụ thể ngành Ngoại thương gồm những hoạt động cơ bản nào?
Những hoạt động cơ bản trong ngành Ngoại thương
Vậy, học Ngoại thương ra làm gì, đâu là các hoạt động chính trong lĩnh vực này? Tại các trường đại học, bạn sẽ được đào tạo bài bản về các hoạt động ngoại thương như:
– Xuất – Nhập khẩu hàng hóa hữu hình: Đó có thể là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, thực phẩm, hàng tiêu dùng,…Chúng ta có thể áp dụng hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc thông qua sự ủy thác cho bên thứ ba.
– Xuất – Nhập khẩu hàng hóa vô hình: Như bằng sáng chế, quyền tác giả, thương hiệu độc quyền, bí quyết công nghệ, phần mềm máy tính,…
– Gia công theo hợp đồng với nước ngoài: Có hai hình thức là gia công thuê cho đối tác nước ngoài; hoặc thuê đơn vị gia công cho mình. Thông thường, gia công thường là chu kỳ ngắn hạn, đầu vào và đầu ra đều liên quan đến thị trường nước ngoài. Do đó được xem là một phần của hoạt động ngoại thương.
– Tái xuất khẩu và chuyển khẩu: Tái xuất khẩu có thể hiệu là nhập khẩu tạm thời hàng hóa từ bên ngoài. Sau đó lại tái xuất khẩu sang bên thứ 3 trong điều kiện hàng đó chưa qua gia công hoặc chế biến sẵn. Riêng về chuyển khẩu, đó là tên gọi chung cho các hoạt động như quá cảnh, lưu kho bãi, bảo quản hàng,…
– Xuất khẩu tại chỗ: Là hình thức xuất khẩu hàng hóa nhưng…không đi ra ngoài biên giới của quốc gia đó. Hiểu đơn giản đó là hàng hóa sau khi được sản xuất sẽ đem đi giao cho bên thứ ba theo yêu cầu của doanh nghiệp nước ngoài.
Trường Đại học nào có chất lượng đào tạo ngành Ngoại thương tốt nhất hiện nay
Trước khi trả lời cho câu hỏi học ngoại thương ra làm gì, hãy xem top các trường có chất lượng đào tạo ngành Ngoại thương tốt nhất hiện nay nhé.
Hà Nội
- Học Viện Ngoại Giao
- Đại học Ngoại thương
- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
- Học Viện Ngân Hàng
- Đại Học Thương Mại
- Đại học Giao thông Vận tải
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Thăng Long
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Tp. Hồ Chí Minh
- Đại Học Kinh Tế
- Đại Học Kinh Tế – Tài Chính
- Đại Học Ngân Hàng
- Đại học Công nghiệp TP HCM
- Đại học Văn Lang
- Đại học Văn Hiến
- Đại học Quốc tế Sài Gòn
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Giao thông Vận tải
Các tỉnh thành khác
- Đại Học Cần Thơ
- Đại Học Thái Nguyên
- Đại Học An Giang
- Đại học Công nghệ Miền Đông
Bạn sẽ học được gì trong ngành Ngoại thương
Thông thường, chương trình đào tạo ngành Ngoại thương tại nhiều trường đại học sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản có thể phân thành những kiến thức, kỹ năng như:
- Thu thập và phân tích các sự kiện kinh tế diễn ra trên toàn thế giới.
- Làm quen với các hợp đồng mua bán quốc tế.
- Tiến hành lên các kế hoạch xuất – nhập khẩu.
- Quản lý và tổ chức điều hành công việc liên quan đến hợp đồng xuất nhập khẩu.
- Các công việc khác: Học về nghiệp vụ xuất khẩu, bao gồm các hoạt động như giao nhận hàng hóa, bảo hiểm, vận tải, hải quản, kiểm định hàng, dự báo thị trường quốc tế,…
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành Ngoại thương
Vậy cuối cùng thì, học Ngoại thương ra làm gì sẽ được Tổng hợp News giải đáp ngay sau đây.
Với sự hội nhập kinh tế mạnh mẽ như hiện nay đã mang lại cho nhiều bạn trẻ đang và mong muốn theo đuổi ngành Ngoại thương nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cùng mức lương hấp dẫn.
Tuy nhiên, để có thể theo đuổi được ngành này, các bạn cũng nên chủ động rèn luyện, trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng cần thiết như: ngoại ngữ, giao tiếp, đàm phán, xử lý vấn đề,…
Dưới đây là những cơ hội dành cho các bạn đang học ngành Ngoại thương và thắc mắc học ngoại thương ra làm gì:
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu: Công việc chính của vị trí này đó là nghiên cứu rồi đưa ra những chiến lược để mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, bạn còn phải tìm cách mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng.
- Nhân viên Logistic: Tiêu chuẩn tuyển dụng vị trí này khá khắt khe, số lượng một lần tuyển lại ít. Nhưng bù lại mức lương dành viên Logistic khá cao và có nhiều cơ hội thăng tiến.
- Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu: Đây là vị trí mà bạn phải tiếp xúc nhiều với giấy tờ cùng rất nhiều thông tin và số liệu. Do đó, người ta đòi hỏi ở một nhân viên chứng từ những đức tính như sự tập trung tốt, kỹ lưỡng và có khả năng chịu áp lực tốt.
- Nhân viên xuất nhập khẩu thuộc bộ phận mua hàng: Công việc chủ yếu là quản lý các hồ sơ xuất – nhập khẩu. Bên cạnh đó phải theo dõi tình trạng thanh toán của mỗi lô hàng. Chưa kể bạn phải cập nhập thường xuyên quá trình di chuyển hàng qua từng hãng tàu,…
Những kỹ năng mà các bạn sinh viên ngành Ngoại thương cần trau dồi
Vậy là Tổng hợp News đã trả lời cho bạn câu hỏi học Ngoại thương ra làm gì rồi. Tiếp theo, các bạn sinh viên cần trau dồi, rèn luyện kỹ năng nào để có thể trở thành ứng viên sáng giá trong tương lai?
Trước hết, điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào quyết tâm, năng lực cũng như sự cố gắng của từng cá nhân. Để tạo ra cho mình nhiều cơ hội và cũng như có thể tiến nhanh hơn trên con đường sự nghiệp, một số kỹ năng bạn nên rèn luyện ngay từ bây giờ như: Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, xử lý tình huống, ngoại ngữ, kỹ năng thương lượng,…Trong số trên, ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc dành cho các bạn theo đuổi ngành này.
Kết luận
Với tất cả những chia sẻ trên đây về câu hỏi học ngoại thương ra làm gì, hy vọng các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích và giúp quá trình chọn ngành chọn nghề phần nào dễ dàng hơn. Tổng hợp News cũng hy vọng dù là lựa chọn ngành nào, bạn cũng sẽ trở thành một nhân tài trong lĩnh vực đó. Chúc các bạn thành công.